Học từ vựng với Mind map
>>> Từ vựng tiếng Hàn - Chiến thuật chinh phục độc đáo và toàn diện
Đây là phần 1 của seri bài viết dùng sơ đồ tư duy để học tiếng Hàn theo chủ đề. Trong phần này, SOFL sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về Mind map và hướng dẫn bạn cách lựa chọn từ khóa và các bước lập sơ đồ tư duy. Phần 2 trong seri sẽ là phần cung cấp từ vựng tiếng Hàn thông dụng. Phần 3: Học từ vựng tiếng Hàn với Mind map mỗi ngày.
Bản đồ tư duy (Mind map) hay còn được gọi là sơ đồ tư duy được coi như một phương tiện tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là phương pháp ghi nhớ chi tiết, tổng hợp và phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Nói một cách đơn giản hơn là ta trình bày kiến thức theo sơ đồ nhánh, sơ đồ cây hoặc theo một hình vẽ logic nào đó tùy mỗi người tưởng tượng. Trong sơ đồ có các nhánh, các que được trình bày bằng nhiều màu để phân biệt ý chính và ý phụ của kiến thức.
Một tập giấy trắng hoặc bìa trắng (không kẻ ô), bút chì, bút lông đầu nhọn (nhiều màu), thước, hòn tẩy. Bạn có thể mua một cái bút bi nhiều màu để đỡ phải chọn nhiều bút và thay đổi nhiều lần khi viết. Các mô hình mẫu như đồng xu, ca, cốc… (nếu có). Băng dính, nam châm dính bảng.
Bước 1. Lựa chọn từ khóa chính
• Từ khóa là từ mang một ý nghĩa quan trọng hoặc đại diện cho một nội dung kiến thức nào đó, có thể gọi là luận điểm chính. Mind Map được tạo thành bởi hầu hết các từ khóa ngắn gọn nên nó tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho bạn khi học. Chỉ với một từ khóa là bạn đã có thể nắm bắt được hết nội dung của tất cả những điều mà bạn đang muốn ghi nhớ rồi.
• Làm sao xác định được từ khóa trong một nội dung kiến thức? Với mục tiêu là học tiếng Hàn theo chủ đề thì chắc bạn cũng đoán ra từ khóa chính là tên chủ đề đúng không? Chúng ta có rất nhiều các chủ đề đa dạng khác nhau khi học từ vựng tiếng Hàn như chủ đề màu sắc, chủ đề cây cối, chủ đề máy móc, chủ đề trường học…
*Cách viết:
• Bước này bạn hãy chuẩn bị một tờ giấy trắng không kẻ ô như giấy A4, A0 hoặc bìa sách. Đặt nằm ngang giấy và vẽ chủ đề ở chính giữa. Vẽ trên khổ giấy nằm ngang sẽ giúp bạn có nhiều khoảng rộng hơn để triển khai các phụ khác.
• Vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy, sau đó mới phát triển ra các ý khác ở xung quanh nó.
• Bạn có thể tự do sử dụng những màu sắc mà bạn thích, chủ đề ở trung tâm có thể là chữ hoặc là hình, nếu kết hợp cả 2 thì càng tốt
• Chủ đề trung tâm cần thật nổi bật để gây được sự chú ý để ta dễ nhìn nhận vấn đề. Bạn nên vẽ to cỡ đường kính 4 - 5cm hoặc cỡ 2 đồng xu 500 đồng cho dễ nhìn.
Bước 2. Lựa chọn từ khóa phụ
• Từ khóa phụ chính là những từ thể hiện một nội dung nhỏ của nội dung kiến thức, có thể gọi là những luận điểm phụ. Có những chủ đề không có từ khóa phụ, nhưng nhiều chủ đề sẽ có 2 đến 4 từ khóa phụ hoặc hơn. Tuy nhiên, bạn không cần phải liệt kê tất cả những từ khóa phụ ra vì nếu như thế, sơ đồ của bạn sẽ dày đặc và càng khó nhìn hơn, chỉ lựa chọn những từ khóa phụ thật cơ bản và phổ biến thôi nhé!
• Ví dụ với từ khóa chính là “Trường học”, ta có thể triển khai các ý phụ như “trong lớp”, “sân trường”, “cấp bậc”...
*Cách vẽ:
• Vẽ in hoa tất cả các tiêu đề phụ (hoặc tô đậm) nằm trên các nhánh dày, nổi bật. Các nhánh nên vẽ giống như các đường cong để sơ đồ mềm mại, uyển chuyển. Nên vẽ nối liền với chủ đề chính để dễ hình dung và hợp tính logic
• Nếu có nhiều từ khóa phụ thì không nên viết chỗ dày chỗ trống mà hãy khéo léo chia phần giấy cho phù hợp để không làm mất tính thẩm mĩ của sơ đồ.
Bước 3. Chọn lọc từ vựng
Khi đã xác định được những từ khóa chính và từ khóa phụ thì bây giờ bạn sẽ đến bước lựa chọn những từ vựng cần thiết nhất để bổ sung vào sơ đồ. Tiếp tục với chủ đề trường học, nhánh phụ 1 “trong lớp” có thể liệt kê ra các từ vựng như: bàn, ghế, bảng, phấn, quạt, cửa sổ, chổi…; nhánh phụ 2 “sân trường”: cây, bồn hoa, cột cờ, cổng trường…; nhánh phụ 3 “cấp bậc”: giáo viên, hiệu trưởng, bảo vệ, phó hiệu trưởng, trợ giảng…
Bước 4: Bổ sung hình ảnh minh họa
- Bạn có thể dùng những biểu tượng hoặc viết tắt để tiết kiệm không gian và thời gian. Dùng biểu tượng bạn sẽ dễ lưu kiến thức vào trong đầu mình hơn vì não bộ của con người có khả năng tiếp thu hình ảnh cao hơn chữ viết. Bạn đừng ngại mình vẽ xấu, hãy vẽ theo những gì bạn thấy thú vị và dễ nhớ, càng hài hước càng giúp bạn thích thú trong khi học.
- Tất cả các nhánh nhỏ của một ý lớn nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu để dễ nhìn.
Cách nhớ từ vựng tiếng Hàn
Xem thêm >>
Từ vựng tiếng Hàn và cách đọc chuẩn như người bản ngữ
Chào 2019 - Săn từ vựng tiếng Hàn theo chủ đề ngày Tết
Trên đây là các bước chọn từ khóa và cách vẽ sơ đồ tư duy. Bạn hãy theo dõi tiếp phần 2 xem cụ thể các chủ đề thông dụng được Hàn Ngữ SOFL đưa vào sơ đồ như thế nào nhé!. Chúc bạn học từ vựng tiếng Hàn theo chủ đề thật hiệu quả.