Nội dung bài viết

Tìm hiểu sự khác biệt giữa Tết Nguyên Đán Việt Nam với Tết Hàn Quốc

Cũng giống như Việt Nam nói riêng và các nước Châu Á nói chung Hàn Quốc cũng sử dụng lịch âm và đón Tết cổ truyền dân tộc. Đây là ngày lễ lớn và quan trọng nhất trong năm với người Hàn Quốc. Vậy Tết truyền thống Hàn Quốc giống và khác với Tết Nguyên Đán Việt Nam như thế nào, cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Cũng giống như Việt Nam nói riêng và các nước Châu Á nói chung Hàn Quốc cũng sử dụng lịch âm và đón Tết cổ truyền dân tộc. Đây là ngày lễ lớn và quan trọng nhất trong năm với người Hàn Quốc. Vậy Tết truyền thống Hàn Quốc giống và khác với Tết Nguyên Đán Việt Nam như thế nào, cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây. 

Sự khác nhau giữa Tết Việt Nam với Tết Hàn Quốc

Tết Hàn Quốc có nhiều nét tương đồng với Tết Nguyên Đán ở Việt Nam 

Tết truyền thống tại Hàn Quốc cũng giống với Tết Nguyên Đán ở Việt Nam, cùng là dịp để con cháu sum vầy đoàn tụ, là thời khắc thiêng liêng kết thúc một năm với nhiều sự thành công cũng như khó khăn vất vả để chào đón một năm mới với những dự định mới, công việc mới. 

Những ngày giáp Tết các gia đình ở Hàn Quốc và Việt Nam sẽ dọn dẹp trang trí nhà cửa, đi sắm Tết chuẩn bị các mâm cơm cúng thần linh, tổ tiên. Đồng thời trong những ngày này sẽ có nhiều hoạt động cũng như các chương trình lễ hội diễn ra sôi nổi. 

Trong ngày mùng 1, ở cả Hàn Quốc và Việt Nam mọi người đều cẩn thận và tránh làm hoặc nói những điều không may mắn không hành động bừa bãi cẩu thả trong ngày mùng 1 Tết bởi đó chính là thời điểm khởi đầu của một năm mới, vì thế vận may trong năm sẽ phụ thuộc vào ngày đầu năm mới này để cả năm được chào đón những điều tốt đẹp may mắn và bình an. 

Đối với cả người Hàn và người Việt thì Tết là ngày lễ lớn nhất trong năm rất quan trọng và vô cùng đặc biệt chính vì thế trong những ngày cuối năm tất cả mọi người đều tất bật chuẩn bị để đón năm mới được đủ đầy. 

So sánh sự khác nhau giữa Tết Nguyên đán Việt Nam với Tết Hàn Quốc

Việt Nam và Hàn Quốc đều là các quốc gia nằm trong khu vực Châu Á, chính vì vậy có rất nhiều nét tương đồng về mặt hóa, lễ nghi điển hình là dịp Tết cổ truyền. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có nhiều nét khác biệt của 2 đất nước về tín ngưỡng, phong tục tập quán, ẩm thực hay các hoạt động chào mừng năm mới, vậy đó là những điểm khác biệt nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam 

Ở Việt Nam tết không chỉ là dịp để con cháu sum vầy mà còn là dịp để chứng tỏ lòng thành với các vị thần linh thổ địa về 1 năm đã trôi qua với nhiều thành công, nhiều sức khỏe nhiều may mắn.   

Vào ngày 23 tháng 12 âm lịch, ở Việt Nam sẽ có phong tục thờ cúng Táo công hay còn gọi là thần bếp. Các gia đình sẽ làm cỗ cúng, với mũ ông Công ông Táo, mua cá chép hóa rồng để ông Táo bay về trời, cúng xong sẽ đốt tờ tiền mũ giấy và thả cá chép ở ao hồ sông suối. 

Cúng ông Công ông Táo

Cúng ông Công ông Táo

Trong những ngày giáp tết tính từ khi Chạp Ông Táo, các gia đình Việt Nam sẽ trang trí nhà cửa, gói bánh Chưng và chuẩn bị các món ăn đón Tết như thịt mỡ dưa hành, giò chả, thịt gà, các món chả nem, hành muối…là những món ăn của người miền Bắc. Thịt kho tàu, canh khổ qua nhồi thịt, củ kiệu, bánh tét… là những món ăn của người miền Nam. 

Ngày tết ở Việt Nam còn có các loại cây như cây nêu, cây đào, cây mai, cây quất ngoài ra trên bàn thờ ông bà còn có hai cây mía, tượng trưng cho chiếc gậy để chống. 

Ngoài những nét đặc biệt trên, ở Việt Nam vào những ngày cận Tết để bày tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên các gia đình sẽ đi tảo mộ, thăm mộ dọn dẹp cắt tỉa mộ thắp hương và mời tổ tiên về nhà đón Tết. 

Tết Nguyên Đán Việt Nam

Trong đêm giao thừa, vào thời khắc chuyển giao năm mới và năm cũ, người Việt sẽ cúng lễ Trừ Tịch với 2 vị thần linh, 1 người cai quản năm cũ và 1 người cai quản năm mới. ý nghĩa của nghi thức này là tống cựu nghênh tân, bỏ hết những điều còn dang dở khó khăn của năm cũ, đón chào những điều tốt đẹp cho năm mới.

Tết Nguyên Đán Việt Nam

Mâm cỗ trong ngày Tết Cổ truyền Việt Nam 

Trong đêm giao thừa các thành viên trong gia đình sẽ không ngủ mà cùng nhau thức để đón giao thừa, sau đó sẽ xuất hành đi lễ chùa và xông đất năm mới. Cầu cho một năm mới bình an hạnh phúc tràn đầy ấm no, niềm vui an khang thịnh vượng. 

Tết cổ truyền tại Hàn Quốc 

Kỳ nghỉ Tết của người Hàn Quốc ngắn hơn so với kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán của người Việt Nam. Người Hàn Quốc chỉ có duy nhất 3 ngày nghỉ Tết truyền thống kéo dài từ ngày cuối cùng của năm cũ cho tới hết ngày mùng 2 Tết, có nhiều người vẫn đi làm tăng ca vào những ngày này. 

Trong ngày Tết, những người phụ nữ trong gia đình sẽ chuẩn bị những món ăn để dâng cúng tổ tiên, dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, còn những người đàn ông sẽ lo phần nghi lễ, trang trí lại bàn thờ. 

Sau khi đã chuẩn bị chu đáo mọi thủ tục lễ nghi, mọi người sẽ tắm nước nóng để gột rửa những cái cũ, những việc không may mắn trong năm cũ trước thềm năm mới đến. Cùng nhau đốt lửa bằng các thanh củi trong đêm giao thừa để xua đuổi ma quỷ. Trong 3 ngày Tết, sau khi đã hoàn thành các nghi thức thờ cúng tổ tiên, người dân Hàn Quốc sẽ đi thăm chùa chiền và thăm họ hàng người thân của mình. 

Tết ở Hàn Quốc

Đi chợ Tết là hoạt động không thể thiếu đối với người Hàn Quốc vào gần cuối tháng chạp, mục đích chính của việc đi chợ Tết là để mua các thực phẩm chủ yếu để làm lễ vật cúng trong ngày đầu năm mới như trái cây, rau củ, thịt, cá…

Những người phụ nữ sẽ làm bánh tteok, nam giới sẽ sửa sang nhà cửa, dán các tờ giấy có chữ phúc, long, hổ hay sehwa, tranh năm mới có vẽ hình các ông Phúc, Lộc, Thọ hay những con vật có nhiều sức mạnh như rồng, hổ, kỳ lân… lên cửa chính nhằm xua đuổi ma quỷ và cầu phúc an lành. 

Món ăn truyền thống dịp Tết cổ truyền ở Hàn Quốc

Món ăn truyền thống dịp Tết cổ truyền ở Hàn Quốc

Mâm cơm ngày Tết của người Hàn Quốc

Trong đêm giao thừa người Hàn Quốc sẽ cùng nhau quây quần bên nhau cả đêm tới tận sáng hôm sau, tuy nhiên khác với Việt Nam là họ sẽ không ra đường bởi người Hàn Quốc tin rằng lông mày sẽ bị bạc trắng nếu ngủ vào đêm giao thừa. 

Tết ở Hàn Quốc

2 phong tục đặc biệt trong đêm giao thừa người Hàn Quốc sẽ làm đó là làm và treo cái sàng nhằm xua đuổi quỷ dạ xoa trước cửa nhà để vào nhà lấy dép của trẻ em mang tới vận xui cho cả năm. Phong tục thứ hai là mỗi gia đình sẽ mua một đấu gạo may mắn để treo trước cửa hoặc treo trong bếp để cầu mong hạnh phúc và tài lộc sẽ tới trong năm mới. 

Phòng tục đón Tết cổ truyền của người Hàn Quốc

Vào sáng ngày đầu năm mới, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau mặc trang phục truyền thống của người Hàn Hanbok, nam giới sẽ tập trung trong từ đường để thực hiện các nghi thức trà lễ cúng bái tổ tiên, còn nữ giới sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng gồm canh tteok, cơm, thịt cá và trái cây để thể hiện lòng thành kính của gia đình với tổ tiên sẽ phù hộ cho các thành viên trong gia đình một năm mới bình an, hạnh phúc và may mắn. 

Mỗi một quốc gia sẽ có những nét phong tục riêng, văn hóa lễ nghi riêng, sẽ có những đất nước có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, tuy nhiên đâu đó trên quê hương họ vẫn có những phong tục tập quán riêng mang đậm bản sắc dân tộc, Hàn Quốc cũng không ngoại lệ. Nhân dịp năm mới năm 2022 đang đến rất gần, trung tâm tiếng Hàn SOFL kính chúc bạn và gia đình có một năm mới dồi dào sức khỏe, an khang thịnh vượng gặp nhiều may mắn thành công trong học tập cũng như trong công việc! 

 


Gửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới
 

Cộng đồng học tiếng Hàn tại SOFL

Facebook

Facebook

Fanpage 138.012 like và chia sẻ thông báo sự kiện của SOFL

Youtube

Youtube

Kênh học video miễn phí tiếng Hàn hàng đầu tại Việt Nam

Tiktok

Tiktok

Cùng SOFL học tiếng Hàn thú vị với hàng nghìn chủ đề

Lịch học
SOFL khai giảng liên tục các lớp tiếng Hàn cho người mới bắt đầu mỗi tháng vào các khung giờ sáng chiều tối
Lịch học

Đăng ký nhận tư vấn

Đối tác truyền thông